Bên Bờ Sông Piedra Tôi Ngồi Khóc

Cũng như Nhà giả kim nổi tiếng thời đại, cuốn sách nên thơ này đã chuyên chở rất nhiều triết lý sâu sắc, những trải nghiệm tâm linh riêng tư trong cuộc đời phiêu du của Paulo Coeho. Ông không đơn thuần kể một câu chuyện, mà còn đồng thời dẫn dắt chúng ta hoàn […]

  • Chia sẻ:

Giới thiệu sản phẩm

  • Tổng quan
  • Lời của người biên tập
  • Đánh giá(0)

Cũng như Nhà giả kim nổi tiếng thời đại, cuốn sách nên thơ này đã chuyên chở rất nhiều triết lý sâu sắc, những trải nghiệm tâm linh riêng tư trong cuộc đời phiêu du của Paulo Coeho. Ông không đơn thuần kể một câu chuyện, mà còn đồng thời dẫn dắt chúng ta hoàn thiện tâm hồn mình, vượt lên cuộc sống để đến bến bờ yêu thương, hạnh phúc, giác ngộ.

  • Nhận xét của khách hàng (0)
  • Nhận xét của khách hàng (0)

“Bên Bờ Sông Piedra Tôi Ngồi Khóc”

Chưa có nhận xét nào.

Featured Books

Chiếc vòng thạch lựu tác giả: 30.000 VNĐ Chiếc vòng thạch lựu là thiên truyện tình hay nhất của nhà văn A. Cuprin, một mối tình trong sáng, mãnh liệt, cao cả, đẹp và buồn, sẵn sàng hi sinh bản thân bởi tình yêu, câu chuyện nhẹ nhàng đầy tính chất nhân văn.
K. Pautovski từng nói về Cuprin rằng: Chúng ta cần phải biết ơn Cuprin vì tất cả – vì tấm lòng nhân hậu sâu sắc của ông, vì tài năng vô cùng tinh tế của ông, vì tình yêu đối với tổ quốc và niềm tin không gì lay chuyển nổi vào hạnh phúc của dân tộc mình, và cuối cùng, vì khả năng không bao giờ mất đi ở ông, cái khả năng cháy lên từ những lần tiếp xúc dù ngắn ngủi nhất với chất thơ của cuộc sống, và viết về điều đó một cách thoải mái nhẹ nhàng”.
Về tác giả Aleksandr Cuprin
Aleksandr Ivanovitr Cuprin ( 1870- 1938) là một nhà văn tài năng của nước Nga, sinh ra trong một gia đình quý tộc nghèo, từ nhỏ sống trong cảnh côi cút, nghèo khổ bên người mẹ góa bất hạnh. Năm 1894, sau khi giã từ binh nghiệp, ông bắt đầu cầm bút, với các truyện ngắn, bút kí, tiểu phẩm, phê bình, phóng sự …đã mang lại tiếng tăm vang dội cho ông.

Có liên quan

Chân trời có người bay tác giả: Đỗ Lai Thúy 100.000 VNĐ Chân trời có người bay là tập tùy bút chân dung viết về các nhà nghiên cứu, những người âm thầm làm việc trong bóng tối. Một công việc nặng nhọc khổ sai. Những đóng góp học thuật của họ, dẫu có tác động tới hành trình tư duy dân tộc đi nữa, thì cũng ít được bạn đọc rộng rãi biết đến, hoặc hiểu đúng kể cả trong giới hẹp. Bởi vậy, để tăng cường thông tin về các tác giả này, tác giả Đỗ Lai Thúy sẽ cung cấp thêm đôi nét tiểu sử, hoặc niên biểu, danh mục tác phẩm và một công trình hoặc trích đoạn. Tuy nhiên, tác giả không có tham vọng nói hết về họ. Ai có thể đưa ra được lời nói cuối cùng về một con người, kể cả khi người ấy đã chết ? Đây chỉ là những chân dung nhìn nghiêng theo biệt nhãn của tác giả. Tất cả những chủ quan này đều xuất phát từ lòng kính trọng, mến yêu và thành thực của tác giả đối với những nhà nghiên cứu – những người làm việc trong bóng tối.

Có liên quan

Chùa đàn tác giả: 40.000 VNĐ

“Sau một cái tử biệt, giờ ta phải tính đến một nỗi sinh ly khác. Đối với đàn, hát, từ bây giờ ta nguyện làm một người điếc, một người cô đơn, một người phản bội. Và trên vong linh Bá Nhỡ, ta thề độc là không bao giờ cầm đến một cái chén nào của cuộc đời này nữa”.

Chùa Đàn là truyện ma quỉ của Nguyễn Tuân viết vào năm 1945 đã được một số nhà phê bình coi như tác phẩm đặc sắc nhất của ông, có người nói đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Truyện đã được tái bản tại Sài Gòn trước năm 1975. Sau ngày Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội, Nguyễn Tuân “giác ngộ cách mạng” bèn viết thêm một phần mở đầu gọi là Dựng và một phần kết gọi là Mưỡu Cuối để biến câu chuyện thành một tác phẩm “văn chương vô sản” do Quốc Văn xuất bản tại Hà Nội 1946.

Năm 1947 Chùa Đàn được nhà xuất bản Tân Việt in lại tại Sài Gòn. Sau khi Nguyễn Tuân viết thêm, Chùa Đàn viết năm 1945 đã trở thành phần thứ hai và được gọi là Tâm Sự Của Nước Độc . Chùa Đàn đã được quay thành phim Mê Thảo Thời Vang Bóng năm 2002, đạo diễn Việt Linh.

Có liên quan

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ tác giả: 130.000 VNĐ Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ – một tác phẩm của tác giả đoạt giải Nobel Văn chương 2015 Svetlana Alexievich – là bản dịch đầy đủ nhất từ trước tới nay, không cắt gọt, không kiểm duyệt của chính tác giả do dịch giả Nguyên Ngọc dịch mới hoàn toàn. Có một cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai mà bạn chưa từng nghe nói tới, những câu chuyện chưa bao giờ được đưa ra ánh sáng, những số phận gắn liền với chiến tranh, đã được tác giả tái hiện lại một cách chân thực nhất, đầy đủ nhất trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ.

Có liên quan

Đoạn tuyệt tác giả: 60.000 VNĐ Ở Ðoạn Tuyệt, Nhất Linh vẽ nên cảnh xung đột trực tiếp giữa lối sống cũ và mới. Ðể bênh vực người phụ nữ, Nhất Linh đã không ngần ngại đẩy hoàn cảnh đến những mức độ cực đoan nhất, và lấy phần quyết thắng về phe Loan, người phụ nữ tân thời, tranh đấu cho quyền làm người trong xã hội nhiều lễ giáo phong kiến áp đặt người phụ nữ.
“Loan cúi mặt không dám nhìn cái cảnh Tuất cúi rạp trên chiếu lễ tổ tiên và lễ ông Phán, bà Phán; vì cảnh đó làm Loan nhớ đến mấy năm trước hồi nàng mới bước chân về nhà chồng. Nàng thấy nàng hồi đó cũng như Tuất bây giờ; địa vị nàng với Tuất tuy có khác, nhưng cũng là những người bị người ta mua về hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con sen hầu hạ không công. Trước khi Loan được người ta cưới về làm vợ một cách chính thức, những lễ nghi đó không có vẻ giả dối bằng bây giờ khi người ta đem nó ra che đậy và hơn nữa để công nhận một sự hoang dâm” (trích “Đoạn tuyệt”).

Hang Cáo