Amartya Sen (sinh năm 1933) là nhà kinh tế học, triết gia Ấn Độ. Năm 1998, ông giành được giải Nobel kinh tế (tức giải thưởng về khoa học kinh tế được trao bởi Ngân hàng Thụy Điển) bởi những đóng góp về: kinh tế phúc lợi, công trình về sự khan hiếm các nguồn lực, nguyên lý phát triển con người, những cơ chế nằm bên dưới sự nghèo nàn và lý thuyết về chủ nghĩa tự do chính trị.
Cuốn sách “Căn tính và bạo lực” này bắt đầu với sáu bài thuyết trình về căn tính mà Amartya Sen đã trình bày tại Đại học Boston trong khoảng từ tháng Mười một năm 2001 đến tháng Tư năm 2002, thể theo lời mời ân cần của Giáo sư David Fromkin thuộc Trung tâm Pardee. Trung tâm này chuyên nghiên cứu tương lai, và nhan đề của loạt bài thuyết trình này là “Tương lai của Căn tính”. Cuốn sách đề cập đến vai trò của căn tính trong những bối cảnh quá khứ và hiện tại cũng nhiều chẳng kém gì đề cập đến những dự đoán về tương lai.
Tại sao thế giới này lại bị tàn phá bởi tính thô lỗ và bạo lực? Trong cuốn sách nhỏ bé đầy thách thức này, Armatya Sen, đã chỉ ra rằng nguyên nhân cho vấn đề này vừa là những căn tính bị xuyên tạc, vừa là những động cơ hủ bại. Khi con người có được một cảm giác mạnh và khác biệt thuộc về một nhóm đơn lẻ nào đó, Armatya Sen chỉ ra rằng, cái căn tính ấy có thể giết người – ví dụ, người Hutus tàn sát người Tutsis một khi họ không xem bản thân họ cũng là người Rwandan, hay người châu Phi, công nhân, hay con người nữa. Armatya Sen chỉ ra những căm ghét mang tính cục bộ xảy ra khắp nơi – như tại Kosovo, Bosnia, Rwanda, Timor, Israel, Palestine, và Sudan – được châm ngòi và thổi phồng bởi chính những ảo tưởng về các căn tính không có lựa chọn và độc nhất, và điều này dẫn Armatya Sen tới việc không đồng tình với giả định về “va chạm của các nền văn minh” của Samuel Huntington. Khi các nền văn minh đụng đô với nhau, thường nguyên nhân tới từ việc thất bại –thông thường là một thất bại đã được gieo cấy – trong việc trân trọng sự đa dạng thực sự của căn tính. Armatya Sen mô tả một cách hoàn hảo sự nguy hiểm của sự là phẳng căn tính con người này. Tuy nhiên, ông chưa rõ ràng được trong cách nuôi dưỡng một môi trường toàn cầu nơi sự thịnh vượng và đa nguyên của căn tính có thể phát triển rực rỡ.