Mảnh ghép văn hóa là tập sách quan trọng về các lý thuyết nền tảng về văn hóa học. Cuốn sách này phân tích dạng lễ tết, nghi thức, truyền thống dưới góc nhìn lịch sử và tâm lý học.
“Truyền” (Transmettre) nghĩa là làm tồn tại cái gì đã tồn tại rồi, và “bảo lưu” là “giữ gìn cái đã được truyền”. Hai dạng vẻ ấy, chủ động và bị động, không được lẫn lộn khi phân tích chức năng phổ biến của truyền thống, nhất là khi thuộc về những mối quan hệ của nó đối với đời sống của một cộng đồng. Trong các nền văn minh cổ truyền , cộng đồng không được xây dựng trên cơ sở một ý thức dứt khoát và lý tính về sự đoàn kết con người. Nó được thành lập tự phát bởi ngoại phóng toàn phần (projection totale), vào thế giới khả tri giác hoặc vào thế giới tâm lý – kinh nghiệm, của những mối quan hệ tâm linh, huyền thoại và biểu tượng, là những mối quan hệ, đối với các thành viên của cộng đồng ấy, tái chỉnh đốn lịch sử và thời gian hoặc tái phân phát địa vực và không gian trong mối tương quan với các dấu hiệu và các đối tượng hiện hình của cái thiêng liêng. Khác với các nền văn minh hiện địa, các cộng đồng cổ truyền chỉ tính tể đến các diễn viên; chúng loại bỏ khán giả cũng như khoảng thời gian nội suy phê phán.”
— Trích “Mảnh ghép văn hóa” (Đoàn Văn Chúc dịch)
Sách chỉ còn 50 cuốn, phát hành trực tiếp trên Hang Cáo.