Hoàng tử bé

Tất cả những ai đã từng say mê Hoàng Tử Bé của nhà văn Saint Expéry thì chắc chắn sẽ không thể có một cuộc sống bình thường và nhạt nhẽo. Những người ấy sẽ không bao giờ trưởng thành theo cách bình thường mà luôn giữ tâm hồn trẻ thơ. Theo thời gian, chúng ta có thể lớn lên, quên dần cảm xúc lần đầu đọc cuốn sách này bởi có hàng trăm hàng nghìn quyển sách khác nói những lời đao to búa lớn, nhưng “Hoàng Tử Bé” sẽ vẫn ở trong sâu thẳm tiềm thức của chúng ta, nhắc nhở chúng ta về những điều không bao giờ quên: chúng ta đều là linh hồn độc nhất ở trên những hành tinh độc nhất.

“Hoàng tử bé” đại diện cho con người tuổi thơ của mỗi người , cái thuở chúng ta còn là độc nhất, chúng ta còn thích phiêu lưu, tâm hồn chúng ta rộng mở, chúng ta còn thấy thế giới người lớn lao theo tiền bạc, địa vị, tham vọng, bổn phận là một điều gì đó ngớ ngẩn. Cuộc đối thoại của phi công và Hoàng tử bé ở giữa sa mạc như là một cuộc đối thoại giữa cái tôi trưởng thành và cái tôi trẻ thơ bên trong. Cuốn tiểu thuyết khiến chúng ta buồn man mác như đang cố với tay về vô cùng tìm lại Hoàng tử bé của chính mình.

(Cảnh giác với bản dịch “Hoàng tử bé” nào dịch “cáo” thành “chồn”. Trong sách có kể về người bạn của Hoàng tử bé khi mới xuống trái đất là một con cáo. Cáo thông minh và thích sống sạch sẽ. Ngược lại, chồn khôn vặt và sống chui lủi, ẩm thấp. Biến người bạn của Hoàng tử bé thành chồn cho thấy người dịch, hoặc dốt tiếng Pháp và tiếng Việt, hoặc dốt kiến thức về các loài động vật, hoặc cố tình thay đổi cuốn sách theo hướng tối tăm mà họ muốn)

Hang Cáo