Hồ Xuân Hương – Hoài niệm phồn thực

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ sống khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế thế kỷ XIX, một hiện tượng độc đáo của văn học trung đại Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương đầy chất dâm tục. Trước đây, người ta thường cho thơ Hồ Xuân Hương hoặc là dâm tục hoặc là không dâm tục theo lối tư duy cơ giới, hoặc nguyên lý loại trừ. Để chứng minh thơ của nữ sĩ, theo nguyên lý bổ sung, vừa là dâm tục vừa là không dâm tục, Đỗ Lai Thúy đã đi tìm ngọn nguồn thơ bà ở tín ngưỡng phồn thực. Một tín ngưỡng tôn thờ sự sinh sôi nảy nở ở con người, vật nuôi và cây trồng. Từ đó, tác giả cho rằng thực chất sự độc đáo ở thơ Hồ Xuân Hương là ở các biểu tượng lấp lửng hai mặt (ambivalence): trong thiêng có tục, trong tục có thiêng. Ngoài ra, tính lấp lửng hai mặt này còn được tạo dựng bởi một nghệ thuật ngôn ngữ siêu việt. Triết luận phồn thực của Đỗ Lai Thúy đã tạo ra một nhận thức mới về thơ Hồ Xuân Hương từ phong cách, tiếng cười đến thể loại thơ đường luật.

Hang Cáo